Lịch sử Biên giới Việt Nam-Campuchia

Nửa đầu thế kỷ XVII vùng đất Prey Nokor (Sài Gòn ngày nay) trở thành nhượng địa của Việt Nam sau cuộc hôn nhân hoàng gia Việt-Cao Miên. Biên giới Việt-Cao Miên bắt đầu hình thành. Biên giới Cao Miên (Nam Vang trấn) - Nam Kỳ (Gia Định phủ), được Jean-Louis Taberd vẽ trong An Nam đại quốc họa đồ năm 1838. Các địa danh ven đường biên: Cửa Cần vọt seu Compot, Sá an, Núi thiêng bà đen, Quang phong.Bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine). Đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia của người Khmer với Nam Kỳ Lục Tỉnh (Frontière du Royaume de Cambodge de Khmere de la Basse Cochinchine), chạy song song cách xa kênh Vĩnh Tế với một vùng đất nằm kẹp ở giữa, và bao vùng lồi Svay Rieng trong phần lãnh thổ Nam Kỳ Lục Tỉnh.Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1865.Bản đồ biên giới Việt Nam-Campuchia năm 1870, khu vực K.Svai Téap vốn ngay trước đó thuộc hạt thanh tra Trảng Bàng ngày nay là vùng lồi "Mỏ Vịt" tỉnh Svay Rieng. Biên giới này được điều chỉnh bởi thỏa thuận giữa Thống đốc Nam Kỳ thuộc Pháp và vua Cao Miên Norodom I, ký kết ngày 9 tháng 7 năm 1870.(Khet) Svai Teep (Soài Tiếp-Soài Riêng) năm 1884.

Biên giới Việt Nam-Campuchia bắt đầu được hình thành từ thế kỷ XVII-XVIII, dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong (Cochinchine) của nước Đại Việt: ban đầu bao quanh xứ Sài Gòn-Đồng Nai vào thế kỷ XVII, đến thế kỷ XVIII thêm đường bao quanh xứ Hà Tiên ven bờ vịnh Thái Lan tới tận Vũng Thơm (Sihanoukville), Cần Vọt (Kampot). Sang cuối thế kỷ XVIII quá trình Nam tiến của người Việt kết thúc, và tới đầu thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, đường biên giới này đã được nối liền và định hình rõ gồm chủ yếu biên giới giữa trấn Gia Định (1802-1808) hay Gia Định Thành (1808-1832), sau là Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine) (1832-1867) của nước Đại Nam (Việt Nam) với Vương quốc Cao Miên. Tuy nhiên, biên giới này không ổn định, (đặc biệt là giai đoạn 1835-1840, phần lớn Cao Miên bị sáp nhập vào Đại Nam thành Trấn Tây Thành (với cơ chế hành chính gần giống như Gia Định Thành)). Từ giữa thế kỷ XIX (1841-1867), đến khi thực dân Pháp chiếm đóng Nam kỳ (1862-1867) và áp đặt chế độ bảo hộ ở Cao Miên (1863), đường biên giới này khá ổn định, và được công nhận quốc tế bởi hòa ước 3 bên Đại Nam-Cao Miên-Xiêm La (1845)[18][19]. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Nam Kỳ, Cao Miên và sau là toàn cõi Đông Dương, biên giới Việt Nam-Campuchia chỉ mang tính chất là đường ranh giới hành chính giữa các xứ Việt Nam thuộc Pháp với xứ Campuchia thuộc Pháp đều nằm trong Liên bang Đông Dương (1887-1954), bao gồm hai phần: Đoạn biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp (CochinChina Française) và Campuchia được hoạch định bởi thỏa ước Pháp-Campuchia năm 1873, đã được phân giới cắm mốc nhưng đến nay còn rất ít dấu tích trên thực địa. Đoạn biên giới giữa hai xứ bảo hộ của Pháp là Trung Kỳ (Annam) và Campuchia không có văn bản phân định đường biên giới, chỉ có nghị định xác định ranh giới với các tỉnh Trung Kỳ, chưa được phân giới cắm mốc. Hai phần biên giới trên đã được chính quyền Pháp thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Liên bang Đông Dương xuất bản. Đường biên giới pháp lý giữa hai nước Việt Nam và Campuchia hiện nay, trên cơ sở kế tục đường biên giới do Pháp để lại sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, cũng chính đường ranh giới (bản đồ Bonne) khá ổn định giữa các xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thời kỳ đầu và giữa thế kỷ XX (1914-1945 và 1945-1954).[20]

Biên giới Việt Nam-Campuchia trước khi Pháp xâm lược Đông Dương

Biên giới Việt Nam-Campuchia thời thuộc Pháp

  • Biên giới Nam Kỳ thuộc Pháp-Cao Miên giai đoạn 1862-1870-1873. Nam Kỳ lúc này đóng vai trò là lãnh thổ hải ngoại của Pháp (lãnh thổ chính quốc) còn Cao Miên là xứ bảo hộ của nước Pháp (lãnh thổ chư hầu). Đây là giai đoạn thay đổi biên giới đáng kể so với các giai đoạn trước đây. Lần đầu tiên biên giới được xác lập qua các mốc thực địa và văn bản của các thỏa ước năm 1870 (ngày 9-7) và năm 1873 (ngày 15-7).
    • Năm 1870, Pháp cùng Cao Miên điều chỉnh ranh giới tại vùng thượng nguồn giữa hai sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, vốn thuộc hai hạt Trảng BàngTây Ninh của Nam Kỳ: phần lớn đất đai vùng này là vùng lồi Svay Tieep-Svay Rieng (nay thuộc tỉnh Svay Rieng) giao cho Campuchia, bù lại cắt một phần đất nhỏ dọc bờ tây nam rạch Cái Cậy (thượng lưu của sông Vàm Cỏ Đông) vốn thuộc tỉnh Prey Veng lúc đó giao cho Nam Kỳ (về sau vùng này lại trả về cho Campuchia bởi nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1914).[21][22]
    • Năm 1873, Pháp hoàn thành việc cắt chỉnh địa giới hai hạt Hà Tiên và Châu Đốc của Nam Kỳ, phần đất phía bắc kênh Vĩnh Tế và thị xã Hà Tiên ngày nay giao cho Campuchia[23][24].
  • Biên giới Nam Kỳ thuộc Pháp-Cao Miên giai đoạn 1873-1887.
Tập tin:NamKy1930.jpgBản đồ Nam Kỳ năm 1930, biên giới Nam Kỳ-Campuchia được xác định sau Nghị định ngày 31 tháng 7 năm 1914 của Toàn quyền Đông Dương.
  • Biên giới Nam Kỳ thuộc Pháp-Cao Miên, trong Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887-1914. Biên giới này từ giai đoạn này trở đi chỉ có tính chất là ranh giới hành chính giữa hai xứ trong Liên bang nên đều được điều chỉnh mỗi khi thay đổi bằng các nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Lần lượt là: Nghị định ngày 10-12-1898, sửa đổi đoạn biên giới giữa Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng. Nghị định ngày 20-3-1899, điều chỉnh đoạn biên giới tỉnh Tân An (nay là Long An) và tỉnh Svay Rieng. Nghị định ngày 31-7-1914, là lần điều chỉnh trên nhiều đoạn biên giới trong đó gồm: đoạn biên giới giữa tỉnh Hà Tiêntỉnh Kampot, đoạn biên giới giữa tỉnh Tây Ninhtỉnh Prey Veng (vùng đất dọc bờ nam rạch Cái Cậy thỏa ước năm 1870 quy về thuộc Tây Ninh Nam Kỳ tới nghị định này được cắt trả về Campuchia[25]), và đoạn biên giới giữa tỉnh Thủ Dầu Mộttỉnh Kampong Cham.
  • Biên giới Nam Kỳ thuộc Pháp-Cao Miên, trong Liên bang Đông Dương giai đoạn 1914-1954. Giai đoạn này, biên giới Nam Kỳ-Campuchia khá ổn định, chỉ có một vài thay đổi nhỏ được xác định qua các nghị định sau:
  • Biên giới Trung Kỳ-Cao Miên, trong Liên bang Đông Dương giai đoạn 1893-1954

Biên giới Việt Nam-Campuchia 1954-đến nay

Danh mục bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000

Bản đồ Bonne 26 mảnh tỷ lệ 1/100000, là tập bản đồ được chính quyền Đông Dương của Pháp xuất bản trong khoảng những năm gần năm 1954 nhất (khoảng 1951-1955). Tập bản đồ này được quốc vương Norodom Sihanouk gửi lên Liên hiệp Quốc[27] để lưu trữ năm 1964[28]. Trong những năm 1963-1969, tập bản đồ được quốc tế công nhận rộng rãi. Các hiệp định phân định biên giới giữa 2 nước cũng từng lấy chúng làm cơ sở để xây dựng các hiệp định.

Tên bản đồSố hiệu mảnh bản đồNăm sản xuấtCơ quan xuất bản
01.DacTo-Ouest148-W9-1954Sở Địa dư Đông Dương
02.YaLi-Ouest156-W9-1955Sở Địa dư Quốc gia Việt Nam
03.BoKham-Est164-E10-1953Sở Địa dư Đông Dương
04.BoKham-Ouest164-W3-1954Sở Địa dư Đông Dương
05.KoEaYon-Est172-E9-1953Sở Địa dư Đông Dương
06.KoEaYon-Ouest172-W5-1952Sở Địa dư Đông Dương
07.BanDon-Est181-E11-1953Sở Địa dư Đông Dương
08.BanDon-Ouest181-W4-1953Sở Địa dư Đông Dương
09.Poste Kaitre-Est192-E10-1953Sở Địa dư Đông Dương
10.Poste Kaitre-Ouest192-W10-1953Sở Địa dư Đông Dương
11.Srae Khtum-Est191-E10-1953Sở Địa dư Đông Dương
12.Loc Ninh-Est201-E10-1954Sở Địa dư Đông Dương
13.Loc Ninh-Ouest201-W2-1953Sở Địa dư Đông Dương
14.MiMot-Est200-E10-1951Sở Địa dư Đông Dương
15.MiMot-Ouest200-W10-1951Sở Địa dư Đông Dương
16.Tay Ninh-Est210-E11-1951Sở Địa dư Đông Dương
17.Tay Ninh-Ouest210-W11-1951Sở Địa dư Đông Dương
18.Prey Veng-Est209-E6-1952Sở Địa dư Đông Dương
19.Trang Bang-Est220-E1-1952Sở Địa dư Đông Dương
20.Trang Bang-Ouest220-W1-1952Sở Địa dư Đông Dương
21.SvayRieng-Est219-E2-1951Sở Địa dư Đông Dương
22.SvayRieng-Ouest219-W2-1951Sở Địa dư Đông Dương
23.TaKeo-Est218-E9-1951Sở Địa dư Đông Dương
24.HaTien-Est227-E1-1953Sở Địa dư Đông Dương
25.HaTien-Ouest227-W1-1953Sở Địa dư Đông Dương
26.KamPot-Est226-E12-1951Sở Địa dư Đông Dương
Sự thay đổi biên giới giữa các tỉnh Miền Tây trong Nam Kỳ Lục tỉnh với vương quốc Cao Miên ngay sau khi Pháp chiếm xong 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ thời những năm 1870.

Danh mục bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000

Một số đoạn biên giới sử dụng tập bản đồ Bonne không thể phân định rõ ràng, nên trong Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985, hai nước Việt Nam và Campuchia thống nhất sử dụng thêm tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000[29] (tỷ lệ lớn hơn bản đồ Bonne) để hỗ trợ cho bản đồ Bonne trong hoạch định biên giới. Tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 do quân đội Hoa Kỳ xuất bản những năm 1969-1971, (chỉ 02 trong số 40 mảnh) do quân đội Việt Nam Cộng hòa xuất bản muộn nhất là vào tháng 4 năm 1975. Danh mục tập bản đồ UTM 40 mảnh tỷ lệ 1/50000 được ghi trong hiệp ước:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biên giới Việt Nam-Campuchia http://123.30.50.199/sites/vi/hiepuocgiuanuoccongh... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/1507... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150716... http://fall.fsulawrc.com/collection/LimitsinSeas/I... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k1261881t/f3.... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5774279x/f22... http://www.stat.go.jp/info/meetings/cambodia/pdf/0... http://www.stat.go.jp/info/meetings/cambodia/pdf/0... http://www.stat.go.jp/info/meetings/cambodia/pdf/0... http://www.stat.go.jp/info/meetings/cambodia/pdf/1...